top of page
Writer's pictureZachary Jones

SỰ TÍCH ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO

Updated: Feb 6, 2022





Xin chào các bạn,


Các bạn có thấy không khí Tết đang tràn về không? Hoa đào cây quất được bày bán và nở rộ trên đường phố Hà Nội rồi.

Nhân dịp Tết đến xuân về, mình muốn kể cho các bạn nghe về sự tích ông Công, ông Táo. Mấy ngày này, các bạn thấy rất nhiều người Việt mua cá và thả xuống sông hồ rồi, đúng không? Nhưng vẫn chưa biết hết vì sao họ lại làm thế. Vậy, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Trước khi kể, mình giải thích cho các bạn những từ mới nhé. Số 1: Sự tích: là những câu chuyện không có thật. Nhưng được kể lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Số 2: Ngọc Hoàng: tên vua. Giống như “Chúa”- Jesus. Số 3: Thần: là những người không thể chết, sống ở trên cao, có sức mạnh hơn người bình thường và có phép thuật (magic) Số 4: Thiên đình: là nơi cao nhất. Nơi mà có Ngọc Hoàng và các vị thần sống ở trên đó. Sự tích ông Công, ông Táo: thường được mọi người gọi là thần Táo quân. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có gốc từ 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Thổ Công là vị thần Đất, Thổ Địa là thần Nhà và thổ Kỳ là thần Bếp núc. Sự tích của người Việt kể lại: Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Mặc dù sống với nhau hạnh phúc, nhưng mãi không có con. Vậy nên, Trọng Cao thường hay kiếm chuyện để cãi nhau với vợ. Vào một ngày, chỉ vì một chuyện siêu nhỏ, Cao làm thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà đi, lang thang đến một nơi khác và sau đó gặp Phạm Lang. Họ yêu nhau, hai người trở thành vợ chồng. Về phía Trọng Cao, sau khi đã hết giận thì đã quá muộn. Vợ đã bỏ đi. Anh nhớ vợ và muốn gặp lại, Cao lên đường đi tìm vợ mình. Ngày qua ngày, tìm mãi không thấy vợ, mà hết gạo hết tiền, Cao trở thành kẻ ăn xin trên đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ đến ăn xin đúng nhà của Nhi, đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người này là chồng cũ. Nàng mời Cao vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, P.Lang về nhà. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rơm sau vườn. Vì quá mệt mỏi nên T.Cao ngủ mất đi, không biết gì. Chẳng/ không may, đêm ấy, P.Lang đốt lửa cho đống rơm để bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi chạy vào, cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, P.Lang thương vợ, cũng nhảy theo. Cả 3 chết trong đống lửa. Ngọc Hoàng thương 3 người sống có tình, có nghĩa nên đã để 3 người làm vua bếp, giao cho người chồng mới là Thổ Công, trông việc bếp, chồng cũ là Thổ Địa, trông việc nhà và người vợ là Thổ Kỳ, trông việc chợ búa. Không những cho chủ nhà may, rủi, phúc, họa mà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào nhà, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23, tháng Chạp (hay còn được là tháng 12), là ngày Táo quân lên trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm, để Thiên đình quyết định công, tội, thưởng, phạt công bằng cho tất cả mọi người. Người Việt thấy là ba vị Thần Táo sẽ định đoạt (quyết định) may rủi, phúc đức cho gia đình nếu gia đình và người trong nhà làm đúng đạo lý. Với mong muốn thần Bếp sẽ “phù hộ” (bless) cho gia đình mình được nhiều may mắn. Nên hàng năm Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ (ceremony) đưa Táo quân lên trời. Bài viết này có tham khảo nội dung ở link dưới đây: https://thethaovanhoa.vn/ban-can-biet/su-tich-ong-cong-ong-tao-trong-tam-thuc-nguoi-viet-n20210203134233592.htm





23 views0 comments

Comments


bottom of page